Wednesday, 13 April 2011

Viet Nam

the second day! price 200$

you had to paid 200$


you want to continue--> click here Let's click here
you had to paid 200$


you want to continue--> click here Let's click here

Monday, 14 March 2011

Đáp đền tiếp nối - Một sứ mệnh nhất định phải làm trong đời!

Câu chuyện bắt đầu từ việc thầy giáo Reuben St.Clair ra một bài tập lấy điểm cộng thêm môn khoa học xã hội cho các học sinh cấp hai ở thị trấn Atascadero, bang California. Đề bài có nội dung là:


HÃY NGHĨ RA MỘT Ý TƯỞNG ĐỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI VÀ BIẾN NÓ THÀNH HÀNH ĐỘNG.



Quả thật đây là một đề bài khá hay, kích thích trí tưởng tượng, óc khám phá, sáng tạo. Hơn thế nó đã chạm đến trái tim nhân hậu của một cậu bé thông minh, nhạy cảm và tràn đầy tình yêu thương con người…


Trevor Mc Kinney, 12 tuổi đã hăng hái thực hiện bài tập của thầy St Clair bằng cách vạch ra ý tưởng giúp đỡ thật nhiệt tình cho ba người và điều kiện để họ đền đáp lại là mỗi người sẽ lại tiếp tục giúp đỡ cho ba người tiếp theo và như thế chuỗi hành động “đáp đền tiếp nối” cứ được kéo dài, nhân rộng ra mãi mãi. Trevor đã bắt tay vào hành động. Việc đầu tiên là em vẽ ba vòng tròn với ba cái tên ba người mà em sẽ giúp đỡ.


Thế là có ngay một bố cáo trên mặt báo: ”Hỗ trợ và giúp đỡ những người không may. Địa điểm: góc đường Traffic Way và El Camino. Thời gian: sáng thứ bảy lúc 9 giờ.”. Nhân vật đầu tiên mà Trevor đã “tuyển chọn” trong số 48 người “ứng tuyển” là Jerry Busconi một gã lang thang, thất nghiệp. Jerry đã được cậu bé giúp đỡ bằng cách tặng 35 đô là số tiền mà cậu bé kiếm được mỗi tuần nhờ đi phát báo mỗi ngày với điều kiện là Jerry phải tiếp tục giúp đỡ ba người khác.




Nhân vật thứ hai là bà Greenberg. Một bà lão cô đơn trong khu vườn nhà mình cùng với hai nỗi đau: căn bệnh thấp khớp luôn luôn hành hạ và đứa con trai lêu lỏng lúc nào cũng vòi vĩnh đòi tiền bà nhưng không làm bất cứ việc gì để đỡ đần bà. Bằng việc dọn dẹp, sơn phết cho khu vườn mà bà Greenberg rất yêu quí nó, Trevor đã cương quyết không nhận tiền trả công. Em đã làm cho bà cụ cảm động và âm thầm thực hiện tiếp ý tưởng đẹp đẽ của em mà tình cờ bà khám phá được. Trước khi từ giã cõi đời bà đã để lại di chúc chia đều số tiền bà đã tích góp cho ba người quen biết mà bà nghĩ rằng họ cần được giúp đỡ.


Nhân vật thứ ba lại chính là thầy dạy của em, St.Clair, cựu chiến binh da đen, 44 tuổi, độc thân. Bị trọng thương sau 7 tuần tham chiến tại Việt Nam. 11 cuộc phẫu thuật và cuối cùng là một khuôn mặt biến dạng của nửa mặt trái và một phần cánh tay trái co rút, teo cơ. Dường như mẹ và thầy đang thích nhau, vậy thì việc giúp đỡ trong kế hoạch của Trevor là hòa âm tình yêu cho mẹ và thầy.


Đến ngày phải trình bày bài tập của mình, trong khi các bạn hào hứng với kế hoạch đặt thùng rác tái sinh; kế hoạch sơn phết lại những bức tường bị bọn trẻ bôi bẩn bằng các hình vẽ nhố nhăng; kế hoạch ghi chép lại các mẩu chuyện kể từ các nhà dưỡng lão để in thành sách… thì Trevor buồn bã và ân hận vì bài tập em chưa hoàn thành khi mà lần lượt các “đối tác” mà em giúp đỡ đều gặp những trục trặc cá nhân. Dầu vậy thầy Clair đã động viên và cho điểm cao bài tập của em so với các bạn với lý lẽ “thầy chấm điểm dựa trên nỗ lực chứ không dựa vào kết quả”. Nhưng Trevor vẫn khăng khăng muốn làm lại kế hoạch của mình với ba người khác tiếp theo bởi: ”Em không chỉ cần điểm tốt, em còn muốn thế giới này tốt đẹp hơn”.


Trevor đã không ngờ rằng ý tưởng và hành động mà em ngỡ rằng đã thất bại và phải làm lại đã được nhân bản và lan xa thành một phong trào rộng lớn. Phong trào “Đáp đền tiếp nối” đã ảnh hưởng và tác động đến cộng đồng mạnh mẽ đến nỗi nó đã đánh thức máu nghề nghiệp của Chris Chandler, một phóng viên điều tra. Và chính Chandler đã phát hiện ra mọi ngọn nguồn.


Câu chuyện kết thúc bằng cái chết của Trevor sau tất cả những hạnh phúc mà em đã đạt được. Được Tổng Thống vinh danh, khen tặng, được hạnh phúc vì hai trong số ba người mà em giúp đỡ đạt kết quả. Nhưng em còn phải giúp đỡ một người khác nữa để thay thế cho người thứ ba mà em nhầm là đã bị hỏng trong kế hoạch đầu tiên. Thế là bất chấp mọi nguy hiểm, Trevor đã lao vào cứu nguy cho một người bị băng đảng hành hung, rồi em bị trọng thương và ra đi trong niềm thương tiếc của hàng triệu người…




Thế giới này sẽ tốt đẹp hơn nếu mỗi người trong chúng ta đều có một tấm lòng với trái tim rộng mở. Một người vì mọi người, mọi người vì một người… Mơ về một thế giới tốt đẹp hơn mỗi người chúng ta hãy cùng chung một ý tưởng và hành động, hãy xắn tay áo lên làm được những việc có ích cho mọi người và cho cộng đồng. Để… thế giới này ngày mai sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm qua.

Miếng da lừa

Tiểu thuyết của nhà văn Pháp Honore de Balzac thuộc phần Khảo cứu triết học của Tấn trò đời. Tác phẩm đã mô tả sinh động xã hội Pháp thời Trung hưng, chạy theo đồng tiền, chà đạp mọi thứ, từ danh dự, đạo đức, tư tưởng, tình cảm đến đời sống con người.



Raphael de Valentin
là một thanh niên dòng dõi quý tộc sa sút, cha mẹ chết sớm, anh thuê một căn gác xép ở Thủ đô Paris làm nơi trọ học, ngày đêm cần cù làm việc, nhưng anh lại khao khát tình yêu trong cảnh giàu sang. Bà chủ nhà và cô con gái Pauline dịu dàng hết lòng thương yêu săn sóc, nhưng vì họ nghèo nên anh chẳng đoái hoài đến. Rastignac là một thanh niên quý tộc đàng điếm khuyên Raphael từ bỏ con đường lao động cần cù và len vào xã hội thượng lưu bằng cách chinh phục tình yêu của các phụ nữ quý tộc. Hắn giới thiệu anh với nữ bá tước Foedora có nhan sắc và nhiều tiền của. Nhưng Foedora là hạng “đàn bà không tim”, vì thế Raphael cố gắng bao nhiêu cũng không sao lay chuyển nổi tấm lòng kiêu kỳ, băng giá của nàng. Thất vọng, Raphael lại nghe lời Rastignac từ bỏ căn gác xép của Pauline, đi vào con đường ăn chơi trụy lạc. Tiền bạc có bao nhiêu tiêu xài hết, còn lại đồng cuối cùng đem nướng nốt trong cuộc đỏ đen, Raphael định ra sông tự tử. Vừa lúc đó, anh gặp một lão già bán đồ cổ cho anh miếng da lừa thần. Ai có miếng da lừa ấy trong tay thì ước gì được nấy, nhưng mỗi lần thỏa mãn, miếng da lừa co lại một ít và thế là tuổi đời của người đó cũng bị rút ngắn.


Cầm tấm bùa thiêng, Raphael lập tức được chủ ngân hàng Taiơphe mời tham dự một bữa tiệc cực kỳ sang trọng, rồi lại được hưởng một gia tài bạc triệu của bà cô bên ngoại vừa chết ở Ấn Độ. Quả nhiên, miếng da co lại. Sức khỏe của Raphael cũng theo miếng da mà giảm sút dần. Anh lo lắng, tìm cách sống xa lánh hết thảy mọi người, mọi vật có thể gợi lại cho anh những ham muốn. Lúc đó Raphael gặp lại Pauline đã trở nên giàu có, hai người chuẩn bị lấy nhau. Nhưng miếng da lừa cứ tiếp tục co lại vì Raphael vẫn không sao ngăn được những ước muốn. Anh ném miếng da lừa xuống giếng, nhưng đầy tớ nhặt được lại đưa cho anh. Anh tìm đủ các nhà bác học, nhưng chẳng ai có cách gì căng miếng da lừa cho nó rộng thêm ra. Dù cố hết sức kiềm chế mình, Raphael thỉnh thoảng vẫn cứ phải sử dụng đến miếng da lừa tai ác, miếng da tiếp tục co hẹp lại, sức khỏe anh tiếp tục hao mòn dần. Anh cố xa lánh Pauline, nhưng cuối cùng nổi cơn ham muốn điên loạn và chết trong cánh tay nàng.


Miếng da lừa là một bức tranh xã hội chân thực, sinh động của nước Pháp dưới thời kỳ Trung hưng với những cảnh cờ bạc, rượu chè, trai gái, nợ nần, kiện tụng, buôn bán, sáng tác văn học, nghiên cứu khoa học, đầu cơ chính trị... với những người thuộc đủ các tầng lớp từ quý tộc, tư sản, nông dân, trí thức đến lưu manh, gái điếm... Nhiều khi, “Balzac chỉ dùng những câu chuyện trò rời rạc bên bàn ăn mà vẽ lên được những khuôn mặt và những tính cách rõ nét lạ lùng” (Gorki). Hình ảnh tấm da lừa có tính chất hoang đường chẳng những không làm giảm mà còn tô đậm giá trị hiện thực của tác phẩm. Xét kỹ những trường hợp Raphael ước và miếng da lừa co lại, có thể nói rằng miếng da lừa không quyết định cuộc sống, dù có hay không có miếng da lừa, Raphael vẫn được mời dự tiệc, vẫn được thừa kế gia tài..., vẫn bắn trúng địch thủ trong cuộc đấu súng, trời vẫn cứ đổ cơn mưa xuống đám hội làng..., cuộc sống vẫn cứ vận động theo quy luật khách quan của nó. Không có miếng da lừa thiêng thì anh chàng Raphael ăn chơi trác táng sẽ vẫn cứ mắc bệnh lao mà chết.

Biểu tượng miếng da lừa góp phần làm sáng tỏ bản chất của chủ nghĩa cá nhân tư sản. Giai cấp tư sản cần có tiền để hưởng lạc, nhưng chúng ngày càng hưởng lạc bao nhiêu, càng chóng chết bấy nhiêu. Đồng tiền cho phép chúng đạt mọi ước muốn trên đời, nhưng cũng phá hoại chúng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Con đường đau khổ

Con đường đau khổ là đỉnh cao chói lọi của tài năng Alexei Tolstoi, là cuốn tiểu thuyết của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. A.Tolstoi đã viết bộ ba tiểu thuyết này trong hơn 20 năm (1919-1941) và quá trình viết cuốn tiểu thuyết cũng là quá trình lớn lên trong tầm nhận thức của nhà văn đối với cách mạng.



Tập đầu của bộ tiểu thuyết, cuốn Hai chị em viết khi A.Tolstoi còn ở nước ngoài và chưa đi theo cách mạng, có thể xem là một thiên tự sự về vận mệnh cá nhân của các nhân vật trí thức đang đi tìm đường giữa những biến động dữ dội của cuộc sống. Mở đầu A.Tolstoi đưa ta vào không khí của kinh thành Peterburg năm 1914, những ngày trước chiến tranh. Peterburg và cả nước Nga đang sống trong những ngày tháng hấp hối của xã hội tư sản, những ngày tháng chán chường, phờ phạc, sặc nồng mùi vốtka và ái ân không tình yêu. Xã hội tư sản đang sống những ngày tàn của nó và những người trí thức tiểu tư sản, như những con bướm, không dính dáng gì đến khía cạnh nào của nước Nga cả, đang khắc khoải, hoảng hốt đi tìm “con đường thứ ba” làm giải pháp phá vỡ bế tắc của cuộc sống.


Sống trong không khí xã hội ấy, các nhân vật của A.Tolstoi do bản chất của mình, cũng đã dấn mình vào những cuộc tình phù du, những cuộc “dạ đàm” triết học và nghệ thuật, vào những suy tư dằn vặt vô vọng và đau đớn để tìm cách thoát ra khỏi xã hội và thoát ra khỏi chính mình. Katia, Dasa, Rotsin… kẻ ít người nhiều, đều đã sống như những “thân phận cô đơn”, những kẻ bị “lưu đày” trong xã hội ấy. Cuối cùng, họ sẽ đi tới đâu với những ưu tư ấy? Như tác giả sau này cho thấy, con đường của họ sẽ là con đường lạc lối, nếu không có một giải pháp thực sự cách mạng.


Mặc dù trong tập đầu, A.Tolstoi không có ý định mô tả quá trình lịch sử và có ý định viết một tiểu thuyết sử thi về nội chiến và cách mạng, Hai chị em vẫn không phải là tiểu thuyết thuộc loại sinh hoạt gia đình tầm thường. “Đó là hình ảnh thời đại qua những ấn tượng riêng tư” (A.Tolstoi). A.Tolstoi đã chú ý xác định mối quan hệ giữa trí thức và cách mạng hơn là mô tả những biến cố đang diễn ra trên dòng lịch sử. Các nhân vật của Hai chị em thấy cách mạng, chiến tranh, lịch sử như là một cái gì trớ trêu, thù địch, thay đổi bất thường và họ cố đem đối lập tính chất bấp bênh của lịch sử với sự vững vàng của hạnh phúc cá nhân. Âm điệu của tiểu thuyết là âm điệu của triết lý xã hội đi đôi với trữ tình cá nhân và điều đó được thể hiện ngay từ những trang đầu của tiểu thuyết. Sức hấp dẫn của tác phẩm trước hết là ở chỗ vận mệnh cá nhân các nhân vật đã được A.Tolstoi thể hiện trong sự tha thiết đối với vận mệnh của nước Nga, trong nhiệt hứng cải biến cách mạng, mặc dù chính tác giả đã không hiểu rõ thực chất của cách mạng. Nghệ thuật của tác giả trong việc tạo ra những bức tranh giàu màu sắc, trong việc sử dụng ngôn từ và chất thơ trữ tình, đằm thắm, sự “miêu tả lý thú và tinh tế tâm lý của một người con gái Nga đến tuổi yêu đương” như lời nhận xét của Gorki… Tất cả đã góp phần tạo nên hứng thú đặc biệt của cuốn sách.


Viết cuốn Năm 1918, A.Tolstoi đã chuyển hẳn cách nhìn và cách miêu tả đời sống nhân vật. Quá khứ đang còn nóng bỏng được tái hiện và tác phẩm bản lề này chuyển hẳn tác phẩm ba tập thành tác phẩm sử thi, anh hùng ca. A.Tolstoi đã thể nghiệm lại cuộc sống của đất nước Xô Viết trong một giai đoạn đột biến, ông phải suy nghĩ lại, cảm xúc lại tất cả dưới một cái nhìn mới và bản thân tầm rộng lớn của cuộc sống chiến đấu định tái hiện vào tác phẩm đã đòi hỏi một dung lượng tiểu thuyết rộng lớn, buộc phải chuyển sang sử dụng thể loại anh hùng ca. Trong Năm 1918, những sự kiện lịch sử dường như đối lập với số phận cá nhân các nhân vật. Trong tác phẩm, các nhân vật của A.Tolstoi đã đi vào cuộc sống và sự tiếp xúc với nhân dân đã dần dần thủ tiêu những mâu thuẫn cá nhân và xã hội, cuối cùng hòa hợp lại trong tình yêu đối với Tổ quốc và nhân dân.


Cùng với việc miêu tả chính quá trình lịch sử của đất nước Nga, trong Năm 1918, và sau đó trong Buổi sáng ảm đạm đã xuất hiện hàng loạt những nhân vật cộng sản đầy sức sống và có ý nghĩa lớn lao. Những con người này, những người đã cứu đất nước và nhân dân ra khỏi bàn tay của bọn phản động và bọn can thiệp nước ngoài, đã là “tinh hoa, lực lượng và tương lai của đất nước” (Lênin). Đấy là những người yêu nước chân chính, chiến đấu kiên định, những người thông minh mà giản dị, đôn hậu, được tôi luyện vững vàng trong chính cuộc chiến đấu sinh tử với kẻ thù.


Ivan Gora, người công nhân cộng sản có ý thức, người chính ủy đã giương cao ngọn cờ đỏ trong trận ác liệt trên bờ sông Manyts và khi hy sinh rồi, anh vẫn còn “dang rộng hai tay ra như muốn ôm lấy đất, chết rồi mà vẫn không chịu để cho quân thù chiếm mảnh đất này”. Tsugai, người cán bộ tổ chức quần chúng thông minh, giàu kinh nghiệm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Số phận của Anyxya tượng trưng khát vọng vươn tới cái đẹp và chứng tỏ cách mạng đã mở rộng, thức tỉnh những khát vọng chưa từng có đối với văn học của nhân dân lao động. Cô thanh niên cộng sản Maruxya được miêu tả chỉ trong vài trang, nhưng hình bóng của cô thấm nhuần chất thơ của sự trong trắng và niềm tin ở lý tưởng... Qua tất cả những nhân vật này, cũng như qua việc thể hiện một cách chân xác hình tượng đám đông thủy thủ, hình tượng của những người lao động, A.Tolstoi muốn vạch rõ ảnh hưởng và tác động của họ đối với những người trí thức, vạch rõ sự xuất hiện con người mới.


Năm 1939, A.Tolstoi viết cuốn Buổi sáng ảm đạm, tập cuối của bộ ba Con đường đau khổ và đã đặt dấu chấm hết vào đúng ngày nổ ra chiến tranh vệ quốc vĩ đại - ngày 22.6.1941. Nối tiếp nhiệm vụ mô tả những biến cố lịch sử của Năm 1918, trong phần cuối này của bộ tiểu thuyết, A.Tolstoi đã sáng tạo một cách thể hiện độc đáo. Trong khi thu hẹp nhiệm vụ mô tả các sự kiện lịch sử vào vùng Ukrain và vùng xung quanh Saritxun, A.Tolstoi đi vào chiều sâu nội tâm của nhân vật, chiều sâu do cuộc cách mạng và nội chiến, do cuộc sống tác động vào ý thức và tâm lý của hàng triệu người…


Trong Buổi sáng ảm đạm cũng như trong Năm 1918, A.Tolstoi đã sử dụng rộng rãi những tài liệu lưu trữ lịch sử. Và do đó có thể gọi Buổi sáng ảm đạm và Năm 1918 là biên niên sử của cuộc nội chiến.


Bằng tất cả sự thâm thúy của một nghệ sỹ lớn, A.Tolstoi đã nói lên qua tác phẩm của mình như một lời tâm sự: trong cuộc sống không có con đường thứ ba, chỉ có hai con đường: đi với nhân dân hoặc chống lại nhân dân. Chỉ có đi cùng với nhân dân, cùng với cách mạng, người trí thức mới tìm được vị trí của mình trong cuộc sống chung và mới có được hạnh phúc chân chính. Kết thúc tập I, tác giả, qua lời nhân vật Rotsin như muốn nói lên tư tưởng chính của tác phẩm: “Năm tháng sẽ trôi qua, những cuộc chiến tranh sẽ im ắng dần, những cuộc cách mạng sẽ thôi gào thét và sẽ còn lại không phôi pha tấm lòng em nhẫn nại dịu dàng và chan chứa tình yêu thương…

Người bệnh cuối ngày




Thời còn cắp sách, chú học trò ngớ ngẩn làm tôi xác tín hai điều:

Một - thầy dạy toán là 100% khô như ngói, ngoài những con số toán học không biết gì thêm.

Hai - các vị bác sĩ vừa khô như ngói, vừa 100% không biết hài hước. Ngoài con dao mổ hay cái ống nghe, cũng không biết gì thêm.

Điều ngớ ngẩn thứ nhất bị phá sản ngay khi còn chưa rời ghế cấp 3. Vị thầy toán học đã làm tôi nhớ mãi một khái niệm toán học khó nhớ bằng văn chương. Một đêm đầy sao trên sườn núi thơ mộng của chàng chăn cừu trong một truyện ngắn thơ mộng của Alphonse Daudet chính là khái niệm tập hợp của nhiều phần tử đứng cạnh nhau.

Nhiều năm sau, khi đã vào đời, biết thêm ông vua truyện ngắn của nền văn học Nga Tchekhov là bác sĩ. Nhà văn nữ hiện tượng của thập niên 90 Phan Thị Vàng Anh là bác sĩ huyết học. Thi sĩ Đỗ Nghê chính là bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Và người rất đỗi hài hước hóm hỉnh trong những bài viết của lãnh vực “tế nhị-nhạy cảm”, “thắc mắc biết hỏi ai” lẫn ngoài cuộc đời chính là bác sĩ Trần Bồng Sơn (đã qua đời).

Phá sản toàn bộ những suy nghĩ ngớ ngẩn thời đi học thật đáng đời, mà cũng thật sướng đời. Tầm mắt nhờ thế mà không quáng gà!

Bây giờ, gặp thêm một bác sĩ mà học vị ấy tôi hoàn toàn chỉ được biết sau khi đã quen anh qua những bài báo, tạp bút và cái dáng ngồi lặng lẽ chìm hẳn vào âm nhạc trước phím dương cầm. Nghĩa là, tôi quen một nghệ sĩ Lê Đình Phương trước khi biết anh là thầy thuốc. Nhưng đã không còn ngạc nhiên nữa. Thầy thuốc-bác sĩ, không như thế làm sao mà “cận nhân tình”? Nghề y chính là một thứ nhắc nhở “cận nhân tình”. Toa thuốc không chỉ là toa thuốc. Mũi kim tiêm không chỉ là mũi kim tiêm. Cái ống nghe áp vào tim người khác đâu chỉ nghe thuần nhịp đập (nếu chỉ thế thì cái máy sốc tim làm bệnh nhân giật đùng đùng, giãy nảy lên ắt sẽ hay ho hơn ông bác sĩ mất rồi). Không “cận nhân tình”, nghề gì e cũng hỏng.

Vì thế, cuốn sách này, như lời đề tựa của tác giả đã tâm tình đầy đủ mục đích của mình. Tôi chỉ xin làm một điều đơn giản: hãy đọc và chắc chắn tự mỗi người sẽ tìm gặp được những điều rung động cho riêng mình.

Như tôi đã gặp khi đọc nó. Chỉ thế thôi!

Gia đình bé mọn - Lời tự thú chân thật

Trong vòng vài ba năm trở lại đây, nền văn chương Việt Nam bỗng dưng sôi nổi, ồn ào. Giới quan sát, phê bình và cả độc giả bỗng nghe thấy có nhiều giọng nói khác lạ, về mặt nội dung cũng như hình thức.

Tiêu biểu cho các giọng nói khác lạ này là bốn nhà văn nữ. Ba thuộc thế hệ đàn em là Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận, Thuận với Paris 11 tháng 8, Đỗ Hoàng Diệu với tập truyện đầu tay Bóng đè và một thuộc thế hệ đàn chị là Dạ Ngân, tác giả cuốn tiểu thuyết Gia đình bé mọn.

Trong khi cánh đàn em, mỗi người một thể cách độc đáo riêng biệt, thì đàn chị về tuổi tác cũng như sự nghiệp của họ là Dạ Ngân, trái lại, không gây sốc, không làm mới câu cú và cũng không mời gọi độc giả moi tìm ý nghĩa ẩn náu giữa những dòng chữ, hay đằng sau các trang sách.

Vậy mà chính thuật kể chuyện truyền thống, không hoa hòe, không kiểu cách, không cầu kỳ, có thể bảo là cổ điển đó mới là thành tố bất phân với nội dung, nghịch lý thay, đã tự dưng biến thiên truyện Gia đình bé mọn của Dạ Ngân thành một tác phẩm độc đạo - độc đạo chớ không phải độc đáo.

Một hình một bóng, trên con đường quen thuộc hơn một phần tư thế kỷ cầm bút trong Nam ngoài Bắc, tác giả đã nhè nhẹ nắm tay người đọc, rù quến, lôi cuốn, dẫn họ cùng rảo bước với mình từ trang đầu cho tới hết trang chót. Chính cách kể chuyện đơn giản và dung dị này là bệ phóng nhấc cuốn tiểu thuyết trồi lên, nổi bật.

Tác giả Gia đình bé mọn không ấp ủ cao vọng cách tân, đổi mới hình thức hay ẩn chứa ý tưởng cao xa và cũng không đảo lộn trình tự diễn biến sự việc tường thuật - có chăng thì cũng chỉ là để làm rõ sự việc đang tường thuật, cho nên thiên truyện hóa ra dễ đọc, dễ hiểu, tình tiết cũng dễ theo dõi.

Nhờ vậy mà tâm tình - tâm tình chớ không phải thông điệp, tác giả gửi gắm qua các nhân vật chính và phụ, qua thực trạng xã hội phác họa, qua ký ức và hồi tưởng của mình, thảy đều được người đọc, có học hay thất học, tiếp nhận một cách dễ dàng, thấu triệt, trọn vẹn.

Và thích thú - thiên truyện đã chẳng được nối bản mấy lần chỉ sau một thời gian ngắn, và chắc còn in tiếp thêm nữa, đã chẳng được Hội Nhà văn Hà Nội chấm giải 2005 và phần nào đã thuyết phục Hội đồng giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam để tặng thưởng 2006 đó sao?


Chuyện kể rằng có cô gái Mỹ Tiệp trải nghiệm cuộc đời thanh xuân của mình ở một nơi không xa lắm, nhưng ngụp đầy xáo trộn - vào một thời kỳ không xa lắm, nhưng biến động tràn trề - trong một xã hội không ngừng chuyển mình từng giây từng phút, dầu vậy vẫn cứ khư khư phòng giữ nền nếp hủ lậu cổ truyền.

Vậy mà cô gái gầy gò yếu ớt ấy - ba mươi tám cân - đã đủ phẫn nộ, đủ tính, đủ bản lĩnh, đủ can đảm để dám vùng vằng và vùng vẫy, khi cương, khi nhu, kiên trì lần hồi bẻ gãy trọn mớ xiềng xích bủa vây mình, tự mình cởi trói cho mình, để cuối cùng toại nguyện sau bao nhiêu năm trời thử thách, thất bại và dằn vặt lẫn lộn, thể xác băm vằm và tinh thần bầm vập.

Trên bối cảnh đó không ngừng diễn tấu một số nhân vật đậm nét khó quên: Mỹ Tiệp, cô Tư Ràng, Hai Tuyên, Hai Khâm... nổi bật giữa một xã hội với bao hệ lụy của tình trạng bao cấp. Họ vừa là chứng nhân trực tiếp, đã thật sự trải nghiệm thời kỳ này trong máu huyết của mình, mà cũng có người là kẻ mê say tiếp tay để hành tội người khác.

Thiên truyện kể Gia đình bé mọn, như ghi chú ngoài bìa, là một cuốn tiểu thuyết. Nhưng tiểu thuyết nào mà không gói ghém ít nhiều chất liệu rút ra từ trải nghiệm, từ cuộc đời của tác giả? Khác nhau chăng là ở chỗ chất liệu này thể hiện rõ nét trên trang sách, hay đã hoá trang biến dạng chẳng ít thì nhiều.

Tóm lại, qua Gia đình bé mọn, chúng tôi thấy quan niệm của tác giả về cuộc đời, về ý nghĩa và mục đích cuộc sống không xuất phát từ một đạo lý, hay một triết thuyết cao xa - Dạ Ngân khiêm nhường, biết rõ rằng mình không thể có thứ cao vọng đó, mà bắt nguồn từ kinh nghiệm chính mình đã trải qua.

Từ mấy thập niên qua, ở Pháp có một trào lưu gọi là autofiction, hay tự sự hư cấu, mà văn giới Mỹ nhại theo, nhưng chuyển thành surfiction, một từ đồng nghĩa. Nôm na mà nói thì tự sự hư cấu là những trang viết trong đó tác giả xào nấu, hư cấu những sự việc, những sự cố kín đáo riêng tư có thật, hay bịa đặt là có thật, đã xảy ra trong cuộc đời mình.

Cuốn truyện L'Amant (Người tình - giải Goncourt 1984) của Marguerite Duras (1914-1996) là một thí dụ điển hình cho thể autofiction trong nền văn chương Pháp đương đại. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ở đây chúng tôi nhắc tới tác phẩm này của nhà văn Pháp: Đọc 295 trang tự thú Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, tôi luôn nghĩ tới cuốn Người tình.

Dẫu rằng đem ra so sánh, thì tác phẩm của Dạ Ngân có một bề dày lịch sử và một chiều sâu tâm lý khiến cho nó nghiễm nhiên trở thành chứng từ khắc họa một thời kỳ gian khó, qua những lời tự thú chân thật và chân thành về nhiều mặt (chứ không chỉ ở khía cạnh khát khao tình dục).